Phòng
thí nghiệm Công nghệ laser (PTNCNL) trường Đại học Bách khoa Thành phố
Hồ Chí Minh là nơi tiên phong tại Việt Nam trong việc nghiên cứu sử dụng
công nghệ châm cứu bằng laser bán dẫn công suất thấp (low power
semiconductor laser optoacupuncture).
Trải qua hơn 20 năm phát triển, hiện nay PTNCNL đã thu được nhiều kết
quả nghiên cứu cũng như ứng dụng đáng chú ý. Trong Hội nghị khoa học
được tổ chức vào tháng 10/2009, PTNCNL đã công bố những nghiên cứu và
ứng dụng mới.
PGS. TS Trần Minh Thái – trưởng phòng thí nghiệm công nghệ laser
Phương pháp dùng laser châm cứu được PTNCNL triển khai nghiên cứu từ
năm 1985 với chương trình “Nghiên cứu ứng dụng laser bán dẫn trong y và
sinh học”. Phương pháp này dựa trên hiệu ứng kích thích sinh học xảy ra
khi chùm tia Laser tác động lên hệ sinh học với mật độ công suất trong
khoảng (10-4 w/cm2 - 1w/cm2) với thời gian chiếu từ 10 giây đến hàng
chục phút. Hiệu ứng này thông qua hàng loạt hiệu ứng quang hóa và quang
sinh. Từ các kết quả thực nghiệm và lâm sàng của nhiều công trình đã chỉ
ra rằng, tia Laser có công suất thấp có tác dụng giảm đau, chống viêm,
giảm phù nề tiết dịch, không có tác dụng diệt khuẩn trực tiếp nhưng nhờ
sự kích thích thực bào làm giảm bớt tính chất sinh bệnh của trụ cầu,
tăng hoạt tính của các hệ thống miễn dịch tế bào và miễn dịch cơ thể,
làm tăng vi tuần hoàn ở mô, tăng hoạt tính của các men…
Có thể phân ra 3 phương thức điều trị bằng laser công suất thấp :
-
Chiếu trực tiếp tia Laser lên vùng bị tổn thương. Ðây là phương thức
điều trị đơn giản nhất và được gọi là quang trị liệu bằng Laser.
- Chiếu tia Laser lên huyệt. Phương thức điều trị này được gọi là quang châm bằng Laser.
- Chiếu tia Laser vào nội mạch. Phương thức điều trị này được gọi là Laser nội tĩnh mạch.
Theo
nghiên cứu của PGS.TS Trân Minh Thái – trưởng phòng thí nghiệm, một
trong các hiệu ứng đặc biệt nhất trong phương pháp điều trị bằng laser
là hiệu ứng hai bước sóng đồng thời, tức chiếu đồng thời bằng hai bước
sóng lên mô thì sẽ cho hiệu ứng sinh học tăng lên đáng kể. Phòng thí
nghiệm cũng xác định được các bước sóng và các cặp bước sóng có hiệu quả
nhất khi chiếu lên các vùng trên cơ thể, đa số các bước sóng này nằm
trong vùng hồng ngoại gần (NIR).
Quang
châm bằng laser bán dẫn dùng các “tia sáng” chiếu vào các huyệt (theo
quan niệm của Đông y) trên cơ thể thay cho vai trò của cây kim trong
châm cứu truyền thống. Như vậy, phương pháp này kết hợp giữa các hiểu
biết của y học cổ truyền phương Đông với vật lý hiện đại. Phương pháp
phát huy được những ưu điểm của châm cứu cổ truyền nhưng cũng mang lại
sự thoải mái, an toàn cho cả bệnh nhân và người điều trị. Thừa hưởng
những tinh hoa trong kỹ thuật châm cứu cổ truyền Việt Nam nên có thể nói
không có nhiều nơi trên thế giới đạt được những kết quả nghiên cứu và
ứng dụng của PTNCNL .
Chương trình mô phỏng khi chiếu laser lên mô
Hiện
nay, phương pháp nghiên cứu của phòng là sử dụng các kỹ thuật mô phỏng
trên máy tính như phương pháp Monte Carlo để mô phỏng sự phân tán của
photon khi chiếu lên các mô. Phòng thí nghiệm đã xây dựng được các mô
đun mô phỏng trên máy tính cho nhiều vùng trên cơ thể. Dựa trên kết quả
mô phỏng, tính toán, các thiết bị được chế tạo và kiểm nghiệm lâm sàng.
Theo số liệu của PTNCNL, hiện nay đã có 300 cơ sở y tế tại 33 tỉnh thành
(chủ yếu tại phía Nam) có sử dụng thiết bị quang châm bằng laser bán
dẫn công suất thấp của phòng thí nghiệm.
Một thiết bị quang châm của PTNCN
y sỹ ; Lưu ma Vũ hôi viên đông y quân
Tây Hồ đã ứng dụng phương pháp châm cứu quang châm băng laser
Trong các nghiên cứu gần đây, PTNCNL tập
trung vào việc tìm hiểu các phương pháp điều trị các bệnh phổ biến hiện
nay trong xã hội như điều trị phì đại tuyến tiền liệt lành tính, điều
trị các bệnh phụ khoa, phục hồi chức năng gan tổn thương, phục hồi chức
năng vận động cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, điều trị bậnh
gút, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, laser nội tĩnh mạch, điều trị chứng và
bệnh ở người nhiễm HIV, điều trị cao huyết áp, hỗ trợ cai nghiện ma
túy,...
Có
một thực tế là rất nhiều phòng khám và các bác sỹ y học cổ truyền đang
sử dụng, hoan nghênh và hợp tác với PGS. Thái trong việc nghiên cứu ứng
dụng quang châm bằng laser bán dẫn công suất thấp. Trong khi đó, hầu như
các bác sỹ theo phương pháp Tây y và những người làm việc trong lĩnh
vực thiết bị y tế còn chưa biết nhiều đến phương pháp này. Có rất nhiều
lý do, tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam chưa tự sản xuất được nhiều
TBYT thì chúng ta rất cần quan tâm đến những thiết bị quang châm “Made
in Vietnam” này.
|
Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012
Châm cứu bằng laser
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét